BIỂN ĐÔNG

Vấn đề Biển Đông: Philippines có thực sự “chia tay” Mỹ?

TTXVN-VNA | 09-12-2016 | 15:37 |

          TTXVN (Hà Nội 9/12)

          Trang mạng “seattletimes.com” cho biết, thời gian qua, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte có biểu hiện đưa nước ông rời xa Mỹ với tuyên bố ý định trục xuất các quân nhân Mỹ khỏi Philippines và dường như sẵn sàng từ bỏ tuyên bố chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông để đổi lấy các khoản đầu tư từ Bắc Kinh. Liệu sự thực có phải vậy?

          Trung Quốc đang phát triển sức mạnh kinh tế, địa chính trị và quân sự. Mức độ chi phối của Trung Quốc ở Đông Á và Đông Bắc Á làm suy yếu, và trong một số trường hợp, gây hoảng sợ cho các nước láng giềng.Để cân bằng sự thay đổi quyền lực này, các nước láng giềng của Trung Quốc có thể tăng cường sức mạnh kinh tế và quân sự theo hai cách:

          Thứ nhất, họ có thể tăng cường sức mạnh nội tại, như chi tiêu nhiều hơn cho quốc phòng. Trên thực tế, có bằng chứng cho thấy các nước láng giềng Trung Quốc đã bắt đầu mua nhiều vũ khí hơn và xây dựng quân đội lớn mạnh hơn.

          Thứ hai, các nước có thể tăng cường sức mạnh bên ngoài thông qua các liên minh và quan hệ đối tác. Hầu hết tất cả các nước láng giềng nhỏ hơn của Trung Quốc áp dụng cách tiếp cận này, phần lớn tìm kiếm quan hệ gần gũi hơn với Mỹ. Mặc dù Mỹ mạnh hơn Trung Quốc ở mọi khía cạnh, nhưng Trung Quốc tạo ra mối đe dọa lớn hơn bởi họ nằm ngay cạnh các nước Đông Á và Đông Nam Á. Việc tái lập quan hệ giữa Myanmar và Mỹ, thỏa thuận của Singapore cho phép tiếp nhận lực lượng quân đội Mỹ và thậm chí thỏa thuận của Philippines năm 2014 cho phép quân đội Mỹ trở lại các căn cứ quân sự sau 25 năm là những nỗ lực để cân bằng với bên ngoài. Theo cách nhìn chính trị, các động thái này là sự phản ứng hoàn toàn bình thường trước các mối đe dọa.

          Ở trường hợp Philippines, có vẻ như ông Duterte sẵn sàng từ bỏ quan hệ với Mỹ và ngả về Trung Quốc. Trong chuyến thăm tới Trung Quốc cuối tháng 10/2016, ông Duterte tuyên bố không chỉ “chia tay” với Mỹ mà còn kết luận rằng “nước Mỹ giờ không còn tồn tại nữa”. Ông có vẻ ngả sang Trung Quốc, đổi lại Philippines đã có thể đánh bắt cá trở lại ở Bãi cạn Scarborough đang tranh chấp.

          Nếu Philippines thực sự thay đổi chính sách đối ngoại của họ thì Mỹ khó có thể làm gì được. Nhưng hiện vẫn còn nhiều lý do để tin rằng Philippines vẫn chưa thực sự tiến hành thay đổi chiến lược. Ông Duterte chưa hủy bỏ hiệp ước quân sự chung kéo dài 65 năm qua giữa Philippines và Mỹ. Quan trọng hơn, hai nước có quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa sâu sắc, điều hình thành nền tảng quan hệ an ninh. Một vị Tổng thống khó có thể xóa bỏ chúng chỉ trong một đêm.

          Theo cái nhìn địa chính trị rộng hơn, Washington dường như không có gì để lo sợ. Trong quá trình trỗi dậy, Trung Quốc cho thấy họ khá vụng về. Ví dụ như, họ thường xâm phạm đến các công việc nhạy cảm, và đôi khi là chủ quyền, của các nước láng giềng và không hiểu được tình thế tiến thoái lưỡng nan về an ninh mà họ gây ra trong khu vực. Kết quả là các đồng minh hiệp ước của Mỹ ở châu Á đã thắt chặt quan hệ với Washington, trong khi các đối tác khác đã thúc đẩy quan hệ mới với Mỹ, điều khó có khả năng xảy ra ở thế hệ trước. Rõ ràng những phát biểu bài Mỹ của ông Duterte có thể vừa tai các nhà lãnh đạo Trung Quốc, nhưng nó không khiến Trung Quốc bớt mang tính đe dọa hơn với các nước láng giềng.

Tin mới nhất

Khám phá chuỗi “đảo ngọc” Cát Bà

Với tổng diện tích 336km2, Cát Bà hiện là quần đảo đá vôi lớn nhất Việt Nam với 388 hòn đảo lớn nhỏ, mật độ núi đá vôi dày đặc chia cắt mặt nước biển thành những áng, vịnh nhỏ, với nhiều bãi cát còn n

Ông Lý Hiển Long và ông Duterte bàn chuyện Biển Đông

Ngày 15/12, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã tiếp đón Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đang ở thăm.

Ông Obama tiết lộ chuyện Trung Quốc phản ứng mạnh hơn vấn đề Biển Đông

Ngày 16/12, Tổng thống Mỹ Barack Obama nói rằng Tổng thống đắc cử Donald Trump hoàn toàn có thể xem xét lại chính sách "một Trung Quốc" đối với Đài Loan,