QUAN ĐIỂM LẬP TRƯỜNG CÁC NƯỚC VỀ BIỂN ĐÔNG

Ngoại trưởng đề cử Mỹ sẽ có cách tiếp cận mới ở Biển Đông?

TTXVN-VNA | 20-12-2016 | 16:28 |


          TTXVN (New York 19/12)

          Theo nhận định của Phóng viên TTXVN tại New York (Mỹ), định vị mối quan hệ nhạy cảm Bắc Kinh-Washington là một trong những thách thức hàng đầu đối với ông Rex Tillerson khi chính thức đảm nhận cương vị ngoại trưởng Mỹ trong chính quyền Donald Trump. Tuy nhiên, với điểm nóng ở Biển Đông, ông Tillerson lại không phải là "người xa lạ".

          Tập đoàn Exxon Mobil, dưới quyền điều hành của ông Tillerson, cũng đã từng trải qua tranh chấp ngoại giao gai góc nhất khi ký hợp đồng với Việt Nam về thăm dò khảo sát khí đốt ở Biển Đông 7 năm trước đây - một động thái khiến Trung Quốc "nổi đóa". Theo đó, phần lớn diện tích mà Tập đoàn Exxon Mobil có kế hoạch khảo sát, khai thác cách bờ biển Việt Nam khoảng 80 km và thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, cũng có một số lô nằm trong vùng biển mà Trung Quốc đòi chủ quyền. Mặc dù nhiều công ty dầu khí khác đã từ bỏ dự án tại khu vực có tiềm năng lớn về nguồn lợi khí đốt này (do lo ngại phản ứng từ Trung Quốc), song Tập đoàn Exxon Mobil (do Tillerson làm Giám đốc điều hành) lại nổi lên là đối tác quan trọng của Việt Nam.

          Tranh chấp tại các lô dầu khí ở Biển Đông luôn là tâm điểm của các cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và các nước láng giềng. Năm 2014, Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào Biển Đông, gây ra tình cảnh đối đầu kéo dài giữa lực lượng thực thi pháp luật trên biển của Trung Quốc và Việt Nam. Khu vực này nằm sát sườn phía Tây các lô dầu khí thuộc dự án của Tập đoàn Exxon Mobil. Giữa lúc căng thẳng leo thang, ông Tillerson bay tới Bắc Kinh, gặp Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc (COOC) - chủ sở hữu giàn khoan Hải Dương 981. Đến nay, hai bên không tiết lộ bất kì chi tiết nào về cuộc thảo luận này.

          Tập đoàn Exxon Mobil cũng không phải là "gương mặt" xa lạ ở Trung Quốc. Tập đoàn này có cổ phần trong một nhà máy lọc dầu ở tỉnh Phúc Kiến. Tập đoàn này cũng bán cho Trung Quốc khí hóa lỏng khai thác từ một mỏ lớn ở Papua New Guinea. Tuy nhiên, đầu tư của Exxon Mobil tại Trung Quốc vẫn chưa thực sự ở tầm chiến lược.

          Đến thời điểm này, Tập đoàn Exxon Mobil vẫn từ chối đưa ra đánh giá về quan điểm cá nhân của ông Tillerson đối với yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Trước đó, tập đoàn hàng đầu này của Mỹ đưa ra quan điểm rằng "các vấn đề chủ quyền tốt nhất cần giải quyết ở cấp chính phủ".

          Victor Gao, cựu thành viên Ban điều hành COOC, nói:"Rex Tillerson biết rất rõ những điểm nhạy cảm liên quan đến tình hình Biển Đông". Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc với lãnh đạo các tập đoàn dầu khí nhà nước Trung Quốc và nhất là sau đó nhiều người trong số này đã trở thành quan chức cấp cao của đảng Cộng sản Trung Quốc, Tillerson trên cương vị ngoại trưởng Mỹ có thể sẽ đưa ra một cách tiếp cận mới đối với các tranh chấp ở Biển Đông.

          Ian Bremmer, Chủ tịch Nhóm tư vấn rủi ro Eurasia có trụ sở tại New York (Mỹ), bình luận: "Ông Tillerson là người rất thận trọng khi đàm phán về những vấn đề liên quan trực tiếp tới Tập đoàn Exxon Mobil. Bên cạnh đó, quan hệ Mỹ-Trung sẽ là một trong những điểm đáng chú ý nhất trong vài tháng đầu nhiệm kỳ của chính quyền Donald Trump".

Tin mới nhất

Khám phá chuỗi “đảo ngọc” Cát Bà

Với tổng diện tích 336km2, Cát Bà hiện là quần đảo đá vôi lớn nhất Việt Nam với 388 hòn đảo lớn nhỏ, mật độ núi đá vôi dày đặc chia cắt mặt nước biển thành những áng, vịnh nhỏ, với nhiều bãi cát còn n

Ông Lý Hiển Long và ông Duterte bàn chuyện Biển Đông

Ngày 15/12, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã tiếp đón Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đang ở thăm.

Ông Obama tiết lộ chuyện Trung Quốc phản ứng mạnh hơn vấn đề Biển Đông

Ngày 16/12, Tổng thống Mỹ Barack Obama nói rằng Tổng thống đắc cử Donald Trump hoàn toàn có thể xem xét lại chính sách "một Trung Quốc" đối với Đài Loan,